Thị trường ngày 30/4: Giá dầu, quặng sắt giảm, vàng tăng

Thị trường ngày 30/4: Giá dầu, quặng sắt giảm, vàng tăng

Phiên giao dịch 29/4, giá dầu giảm hơn 1 USD do các cuộc đàm phán về Trung Đông, vàng tăng, đồng lên mức cao nhất hai năm do lo ngại về nguồn cung, số liệu công nghiệp của Trung Quốc yếu đã khiến quặng sắt thoái lui.

Dầu giảm do các cuộc đàm phán về Trung Đông

Giá dầu giảm hơn 1 USD do các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Cairo làm dịu bớt lo ngại về một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông, trong khi số liệu lạm phát của Mỹ làm mờ đi triển vọng cắt giảm lãi suất sắp diễn ra.

Chốt phiên 29/4, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 6, đáo hạn trong ngày 30/4 giảm 1,1 USD hay 1,2% xuống 88,40 USD/thùng. Hợp đồng kỳ hạn tháng 7 giảm 1,01 USD hay xuống 87,20 USD/thùng. Dầu WTI giảm 1,22 USD hay 1,5% xuống 82,63 USD/thùng.

Các cuộc không kích của Israel đã giết chết ít nhất 25 người Palestine và làm bị thương nhiều người khác trong ngày 29/4, khi các nhà lãnh đạo Hamas đến Cairo để tham gia vòng đàm phán mới với các nhà hòa giải Ai Cập và Qatar. Ngoại trưởng Ai Cập cho biết Ai Cập hy vọng nhưng đang chờ phản hồi về kế hoạch từ Israel và Hamas.

Các thị trường cũng đang theo dõi đánh giá chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang trong ngày 1/5, điều này có thể cho thấy hướng đi của các quyết định lãi suất.

Các nhà đầu tư đang thận trọng đánh giá khả năng cao Fed có thể tăng lãi suất thêm 1/4 điểm phẩn trăm trong năm nay và năm tới khi lạm phát và thị trường lao động vẫn mạnh.

Lạm phát của Mỹ tăng vừa phải trong tháng 3 làm giảm dự đoán về cắt giảm lãi suất trong tương lai gần. Lạm phát giảm sẽ làm tăng khả năng giảm lãi suất, điều này có xu hướng kích thích tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.

Ngoài ra, thị trường dầu mỏ đang mong chờ báo cáo số liệu việc làm hàng tháng lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ dự kiến phát hành vào thứ 6 và được Fed theo dõi chặt chẽ.

Vàng tăng

Giá vàng tăng bởi đồng USD yếu hơn, do tập trung trở lại cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và số liệu việc làm lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ phát hành trong tuần này để có manh mối về quỹ đạo lãi suất của ngân hàng trung ương.

Vàng giao ngay tăng 0,2% lên 2.342,41 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa tăng 0,4% lên 2.357,7 USD/ounce.

Đồng USD giảm 0,3% so với đối thủ, khiến vàng hấp dẫn hơn cho người mua bằng các ngoại tệ khác.

Báo cáo lạm phát giá tiêu dùng tháng 3 cao hơn dự kiến, được công bố vào đầu tháng này, đã khiến các nhà giao dịch giảm bớt kỳ vọng Fed giảm lãi suất.

Cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Fed bắt đầu từ ngày 30/4. Ngân hàng trung ương Mỹ này dự kiến sẽ giữ lãi suất chuẩn ổn định ở mức 5,25% tới 5,5% vào cuối cuộc họp trong ngày 1/5. Lãi suất cao làm giảm sức hấp dẫn của vàng.

Vàng giảm 2,2% trong tuần trước, trong bối cảnh căng thẳng Trung Đông dịu đi và dự đoán Mỹ sớm cắt giảm lãi suất cũng xa dần.

Đồng cao nhất hai năm

Giá đồng tăng lên mức cao nhất hai năm trong phiên đầu tuần bởi lo ngại về nguồn cung, mặc dù những dấu hiệu nhu cầu chậm tại nước tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc đã khiến giá không đạt được mức cao kỷ lục

Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đóng cửa tăng 2% lên 10.162 USD/tấn sau khi lên mức đỉnh 10.165 USD/tấn, gần mức cao kỷ lục 10.185 USD/tấn đạt được hồi tháng 3/2022.

Các thương gia cho biết tâm lý được thúc đẩy bởi nhà phát triển bất động sản Trung Quốc CIFI Holding đồng ý kế hoạch tái cơ cấu với những chủ nợ. Sự suy thoái trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản của Trung Quốc đã gây sức ép lên thị trường kim loại.

Đồng được thúc đẩy bởi các thị trường dự đoán nguồn cung khan hiếm và nhu cầu đang tăng từ các ứng dụng chuyển đổi năng lượng như xe điện cũng như công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa.

Nhu cầu yếu của Trung Quốc có thể được thấy trong dự trữ đồng của sàn giao dịch Thượng Hải gần mức cao nhất trong 4 năm sau khi tăng lên trên 287.000 tấn từ khoảng 33.000 tấn vào đầu năm nay.

Tổ chức nghiên cứu đồng Quốc tế cho biết thị trường đồng toàn cầu đối mặt với dư thừa 162.000 tấn trong năm nay.

Quặng sắt thoái lui do số liệu công nghiệp của Trung Quốc yếu

Giá quặng sắt giảm sau khi số liệu công nghiệp tại Trung Quốc yếu và các nhà sản xuất thép hoàn thành việc bổ sung hàng dự trữ trước ngày nghỉ lễ.

Hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc (DCE) đóng cửa giảm 0,51% xuống 874,5 CNY (120,69 USD)/tấn, giá đã tăng hơn 14% trong tháng này.

Tại Singapore quặng sắt kỳ hạn tháng 5 giảm 0,55% xuống 117,2 USD/tấn.

Số liệu chính thức cho thấy lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm trong tháng 3 và mức tăng trong quý này chậm lại so với hai tháng đầu năm, làm dấy lên nghi ngờ về sức mạnh phục hồi tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

Một lưu ý từ các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư CICC cho biết sản lượng kim loại nóng hàng ngày có thể tăng trên 2,3 triệu tấn trong quý 2, đồng thời cho biết thêm rằng sản xuất sẽ không đủ để tiêu thụ sự gia tăng đáng kể của trữ lượng quặng sắt ở cảng trong quý một.

Tại Thượng Hải, thép cuộn cán nóng giảm 0,18%, dây thép cuộn giảm 0,46% và thép không gỉ giảm 0,42%. Tuy nhiên thép cây tăng 0,14%.

Cà phê tăng

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 13 USD hay 0,3% lên 4.164 USD/tấn. Hợp đồng này đã đạt mức cao kỷ lục 4.338 USD/tấn trong tuần trước.

Các đại lý cho biết thị trường này tiếp tục nhận được hỗ trợ từ những lo ngại thời tiết khô hạn tại Việt Nam, nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới.

Việt Nam đã xuất khẩu 756.000 tấn cà phê trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 1,6% lên 2,275 USD/lb.

Đường tăng

Đường thô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 4,1% lên 20,20 US cent/lb.

Các đại lý cho biết hợp đồng kỳ hạn tháng 5 đáo hạn trong ngày 30/4 đang mang lại sự tập trung lớn trong ngắn hạn.

Đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 1,8% lên 573,8 USD/tấn.

Ngô, lúa mì giảm, đậu tương tăng

Giá ngô trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa giảm nhẹ do lúa mì và dầu giảm bổ xung tâm lý giảm giá trên thị trường.

Ngô CBOT kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 3/4 US cent xuống 4,49-1/4 USD/bushel.

Lúa mì đóng cửa giảm hơn 2%, kết thúc đợt tăng kéo dài 7 phiên do dự báo mưa tại miền nam nước Nga làm giảm tình trạng khô hạn tại nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới này.

Lúa mì CBOT kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 13-3/4 US cent xuống 6,08-1/2 USD/bushel, thoái lui sau khi lên mức cao nhất kể từ ngày 29/12/2023 trong ngày 26/4.

Đậu tương tăng do công nhân hạt có dầu bắt đầu đình công tại Argentina, nước xuất khẩu khô đậu tương và dầu đậu tương hàng đầu thế giới.

Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 7 tăng 4-3/4 US cent lên 11,82 USD/bushel.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 30/4

Giá một số mặt hàng hóa phái sinh chủ chốt sáng ngày 30/4

Phone Icon Facebook Icon Zalo Icon