Giá nông sản ngày 4/5/2024: Giá cà phê trong nước giảm cực mạnh, tiêu tiếp tục tăng

Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024, thị trường trong nước tiếp tục lao dốc, mức giảm khoảng 12.500 đồng/kg. Trong khi đó giá tiêu tăng từ 5.00 đồng – 1.000 đồng/kg.

Giá cà phê giảm mạnh

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 4/5/2024 lúc 5 giờ tiếp tục giảm mạnh, mức giảm từ 139 – 153 USD/tấn, dao động 3.271 – 3.680 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 3.541 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 3.470 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 3.385 USD/tấn và kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 là 3.280 USD/tấn.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 4/5/2024 tiếp tục giảm sâu, mức giảm từ 4,95 – 5,50 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 200,60 cent/lb; kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 199,00 cent/lb; kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 197,55 cent/lb và kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 196,70 cent/lb.

Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 4/5/2024 tiếp đà giảm, tuy nhiên mức giảm tương đối trên dưới 1% so với phiên giao dịch trước đó. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 248,90 USD/tấn; kỳ giao hàng tháng 7/2024 là 250,10 USD/tấn; kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 240,00 USD/tấn và giao hàng tháng 12/2024 là 237,70 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước được cập nhật lúc 5 giờ ngày 4/5/2024 như sau, giá cà phê trong nước giảm cực mạnh, mức giảm khoảng 12.500 đồng/kg. Đây được xem là mức giảm lớn nhất thời gian qua tại các phiên giao dịch. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên còn 118.100 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 118.200 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum ở mức giá 118.000 đồng/kg; Tại tỉnh Đắk Nông cà phê được thu mua với giá cao nhất 118.200 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 117.500 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk; ở huyện Cư M’gar cà phê được thu mua ở mức khoảng 117.900 đồng/kg, còn tại huyện Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 118.000 đồng/kg.

Phiên giảm giá mạnh này khá bất ngờ vì không có nhiều diễn biến nổi bật. Một số người trong ngành giải thích, do tháng trước thế giới lo ngại căng thẳng ở Trung Đông nên tích cực mua hàng với giá cao khiến lượng tồn kho tăng đáng kể. Bên cạnh đó, Brazil chuẩn bị vào vụ thu hoạch rộ nên thị trường thế giới bớt lo lắng về sự thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên, những diễn biến này chỉ là diễn biến tạm thời, xu hướng chung của thị trường trong dài hạn cung vẫn ít hơn cầu.

Đánh giá về tiềm năng thị trường, Thương vụ Việt Nam tại Singapore nhận định, dù quy mô dân số nhỏ nhưng giá trị nhập khẩu cà phê của Singapore tương đối cao (khoảng 140 – 150 triệu SGD/năm), tương đương quy mô xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Thái Lan hoặc Indonesia. Trong khi đó các sản phẩm cà phê của Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Singapore mới chiếm khoảng 2,2% thị phần, con số này cho thấy tiềm năng của thị trường Singapore đối với cà phê Việt còn khá lớn.

Ngoài nhu cầu tiêu dùng nội địa, Singapore còn là trung tâm thương mại trung chuyển hàng đầu khu vực, nếu khai thác tốt sẽ giúp mặt hàng cà phê Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang các nước thứ ba, Mekong Asean đưa tin.

Theo các chuyên gia, những ngày qua lượng cà phê bị bán tháo rất mạnh nên đã đẩy giá xuống mức thấp nhất trong 3 tuần. Bên cạnh đó, nguồn cung cà phê trên thị trường ICE phục hồi đã làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung và thúc đẩy thanh lý vị thế mua kỳ hạn, sau khi tồn kho cà phê Arabica do ICE giám sát tăng lên mức cao nhất 1 năm và tồn kho cà phê Robusta đã tăng lên mức cao nhất 5 tháng.

Tồn kho cà phê Arabica đã qua phân loại được chứng nhận nắm giữ trên thị trường cà phê New York được cho là đã tăng 7.618 bao vào ngày hôm qua, đưa số tồn kho này lên mức 667.376 bao.

Hiện nay, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vẫn đang giữ lãi suất ổn định chưa có gì thay đổi. Cặp tiền tệ Đô la Mỹ và đồng Real của Brazil đang giữ ở mức bình thường là 5,194 Real đổi được.

Trong thời gian qua, đã có nhiều đồn đoán cho rằng giá cà phê có nguy cơ sụt mạnh sau khi đã tăng quá nóng trong một thời gian dài, vượt lên trên mọi nhận định của giới chuyên gia và những nhà kinh doanh.

Tuy nhiên, theo nhận định của các thương nhân, giá cà phê sẽ giảm dần từ giờ đến cuối năm 2024, trong đó sự thuận lợi về thời tiết và nguồn cung đảm bảo là yếu tố then chốt sẽ ảnh hưởng lên giá cà phê.

Giá tiêu trong nước tăng 

Giá tiêu trong nước hôm nay ngày 4/5/2024, tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ tiếp tục tăng mạnh từ 500 – 1.000 đồng/kg.

Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 101.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với giá ngày hôm qua, giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg hiện ở mức 100.000 đồng/kg, giá tiêu Đắk Nông hôm nay cũng lên mức 101.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua.

Tại khu vực Đông Nam Bộ giá tiêu hôm nay đồng loạt tăng từ 500 – 1.000 đồng/kg. Theo đó taị khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu lên mức 100.000 đồng/kg, khu vực Bình Phước chạm đỉnh 101.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay tại các khu vực vùng trồng trọng điểm tiếp tục tăng cao, ghi nhận mức giá cao kỷ lục lên đến 101.000 đồng/kg đạt được ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước.

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm rạng sáng nay (giờ Việt Nam), giá tiêu Indonesia tiếp tục tăng giá so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil không có sự thay đổi, trong khi đó, Malaysia tiếp tục chững giá. Giá tiêu Việt Nam đi ngang ngay sau ngày tăng mạnh.

Cụ thể, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) hôm nay giao dịch ở mức 4.757 USD/tấn, tăng 0,67%; giá tiêu trắng (Indonesia) giao dịch ở mức 6.303 USD/tấn, tăng 0,67%.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 hôm nay không thay đổi hiện vẫn ở mức 4.700 USD/tấn.

Giá tiêu đen Malaysia ASTA vẫn duy trì ở mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu các loại Việt Nam niêm yết hôm nay đi ngang. Trong đó, giá tiêu đen Việt Nam loại 500 g/l hôm nay được giao dịch ở mức 4.400 USD/tấn; với loại 550 g/l giao dịch ở mức 4.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA giao dịch ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu các loại trên sàn Kochi (Ấn Độ) hôm nay tăng mạnh so với hôm qua. Trong đó, loại Garbled giao dịch khớp ở mức 59.400 Rupee/100kg, tăng 0,85%, loại UnGarbled ở mức 57.400 Rupee/100kg, tăng 0,88%.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu hồ tiêu Indonesia (AELI) cho biết thị trường tinh dầu hạt tiêu đen Lampung có tiềm năng phát triển lớn. Hiệp hội cho rằng để phát triển tiềm năng tiêu đen Lampung một cách tối ưu hơn, cần phải thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau, một trong số đó là thông qua khâu sản xuất cuối cùng của sản phẩm.

Hiện nay, sản xuất tiêu mới chỉ dừng lại ở việc phát triển tiêu hữu cơ. Trên thực tế, còn có một thị trường tiềm năng hơn, đó là phát triển oleoresin làm nguyên liệu sản xuất tinh dầu tiêu vì giá bán rất cao.

Các sản phẩm dầu hạt tiêu đen cũng có thị trường khá rộng vì nhu cầu cao. Oleoresin cao hơn một bậc so với các sản phẩm phái sinh từ hạt tiêu khác xét về giá cả. Tuy nhiên, theo Hiệp hội khoản đầu tư phát triển này khá lớn cùng với đó là nguồn cung cấp là tiêu nguyên liệu phải dồi dào. Trong khi đó, trong 3 năm qua, xuất khẩu tiêu của Indonesia đã giảm 30% do sản lượng giảm nên cần phải tăng sản lượng.

Bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam – nhìn nhận, nguồn cung lớn từ Việt Nam và Brazil đều giảm vì ảnh hưởng bởi El Nino khiến giá tăng cao đây là yếu tố đẩy giá hồ tiêu bước vào chu kỳ tăng giá mới. Theo đó, giá hồ tiêu trong nước đã tăng từ con số 67.000 đồng/kg thời điểm này năm ngoái lên con số hiện nay là 97.000 đồng/kg (tăng 44,7%).

Tuy nhiên, ngành hàng này đang gặp thách thức lớn mà người nông dân và doanh nghiệp cần sớm cải thiện, như vấn đề chất lượng để đáp ứng được các thị trường cao cấp như Hoa Kỳ và EU. Bên cạnh đó, cần củng cố vùng trồng, theo báo Công Thương.

Bởi hiện nay, vùng sản xuất hồ tiêu của Việt Nam đang bị thu hẹp, sản lượng sụt giảm. Trong khi đối thủ của Việt Nam là Brazil lại đẩy mạnh sản xuất để tăng sản lượng. Nếu chúng ta không có chiến lược thì trong vài năm tới, Brazil sẽ bắt kịp Việt Nam.

Phone Icon Facebook Icon Zalo Icon